TƯ VẤN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
Trong quan hệ pháp luật đất đai, luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất hoặc giữa những người sử dụng đất với nhau. Lĩnh vực quản lý đất đai là một lĩnh vực rất rộng nhưng chỉ những nội dung nào khi cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ban hành các quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính đối với người sử dụng đất đai mà người sử dụng đất không đồng ý, và đã khiếu nại, khởi kiện đúng thủ tục pháp luật quy định thì sẽ giải quyết như thế nào? Chính vì vậy, bài viết dưới đây Yourlawyer sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết những khó khăn: (TƯ VẤN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI)
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
– Luật khiếu nại 2011
II. NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Người có quyền khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai
Một người có quyền khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai khi:
– Người có quyền khởi kiện là người đã khiếu nại nhưng không đồng ý với quyết định khiếu nại hoặc đã hết thời hạn mà khiếu nại chưa được giải quyết;
– Người khởi kiện phải là người có năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính. Điều kiện này được quy định cụ thể tại Điêu 54 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.
– Trường hợp đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
– Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
– Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
2. Đối tượng khởi kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai
Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.
– Quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai là văn bản do cơ quan nhà nước, cơ quan và người có thẩm quyền khác ban hành quyết định về các vấn đề đất đai cụ thể trong quá trình quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Quyết định hành chính bị kiện là quyết định mà cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyết định hành chính đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ, như: Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
– Hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai bị khởi kiện là hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện công việc liên quan đến các hoạt động đất đai.
Nếu các các quyết định hành chính, hành vi hành chính đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì nó sẽ trở thành đối tượng bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng.
3. Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai
Tòa án nhân dân sẽ có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện thuộc thẩm quyền của mình theo quy định tại Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015.
– Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án hành chính về đất đai như sau: Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vị địa giới hành chính với Tòa án;
– Tòa án nhân dân cấp Tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án hành chính về đất đai như sau: Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
4. Thủ tục thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện ( đầy đủ nội dung theo Điều 105 Luật Tố tụng hành chính);
– Cam kết của người khởi kiện về việc lựa chọn cơ quan giải quyết;
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
– Bản sao quyết định hành chính về đất đai.
– Giấy ủy quyền tham gia tố tụng (nếu có);
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân(bản san sổ hổ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công )
Bước 2: Nộp án phí theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí
Bước 3: Cơ quan tòa án sẽ tiếp nhận hồ sơ và thụ lý vụ án trong trường hợp hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, tòa án phải có trách nhiệm.